Các thiết bị đeo như đồng hồ thông minh hoặc vòng đeo tay có thể thu thật dữ liệu sức khỏe, nhưng chúng liệu có chính xác hay không?
Mặc dù các nhà sản xuất đã cảnh báo người dùng nhưng nhiều người vẫn rất coi trọng các số liệu mà các thiết bị đeo nói trên thu thập được, bao gồm cả hiệu suất thể chất và các khía cạnh khác của sức khỏe: giấc ngủ, nhịp tim và thậm chí cả bệnh tim thông qua điện tâm đồ mà một số đồng hồ thông minh có.
Báo cáo cho thấy các thiết bị đeo là nguồn thông tin quan trọng liên quan đến sức khỏe và hoạt động thể chất của nhiều người. Tuy nhiên, mọi người cần phải nhớ rằng chúng có mục đích hướng dẫn người dùng, không bao giờ cung cấp thông tin chính xác hoặc chi tiết về đặc điểm sức khỏe. Nhiều người hiểu điều đó, nhưng đôi khi họ lại quên.
Giờ đây, một nghiên cứu toàn diện đã phân tích dữ liệu từ các thiết bị đeo được và đưa ra kết luận để chỉ cho người dùng bài học mà họ cần ghi nhớ: chúng không phải là thiết bị y tế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra những hạn chế trong số liệu thống kê theo dõi sức khỏe và thể chất, đồng thời đưa ra lời nhắc nhở quan trọng.
Điều đầu tiên cần nhớ rằng không phải tất cả là xấu khi vẫn có những khía cạnh tích cực. Đánh giá này cho thấy hầu hết các thiết bị được phân tích đều có thể đo nhịp tim của chúng ta khá chính xác, chỉ sai lệnh 3% đối với thiết bị y tế.
Ngoài ra, chúng có thể ghi lại sự thay đổi tần số theo cách đáng tin cậy, bao gồm các dấu hiệu tiềm ẩn của các rối loạn như loạn nhịp tim. Mặt khác, chúng cũng đáp ứng được ước tính về tình trạng sức khỏe tim mạch, thường được gọi là VO2 max.
Dẫu vậy, có những khía cạnh khác có độ chính xác thấp hơn nhiều, ví dụ tính toán lượng calo đã đốt cháy với độ chính xác chênh lệch trong khoảng 15-21%. Lượng calo đốt cháy rất quan trọng đối với những người dùng kiểm soát cân nặng của mình và việc có dữ liệu không chính xác có thể dẫn đến những quyết định sai lầm.
Bên cạnh đó, thời gian ngủ có độ chênh lệch 10%, đặc biệt là độ trễ giấc ngủ (thời gian trôi qua từ lúc tắt đèn cho đến giai đoạn đầu tiên giấc ngủ) lên tới 180%. Những dữ liệu này đã được thu thập bằng cách so sánh các thiết bị đeo khác nhau với phương pháp điện não đồ.
Theo dữ liệu trích xuất từ nghiên cứu được trích dẫn, thông tin do các thiết bị đeo như đồng hồ thông minh và vòng đeo tay theo dõi hoạt động cung cấp phải được phân tích thận trọng. Người dùng nên coi đó là định hướng chung chứ không phải là dữ liệu chính xác và cụ thể.
Đây là lời nhắc nhở quan trọng mà kết quả nghiên cứu đưa ra. Mặc dù các công ty tuyên bố đang cải thiện năng lực của mình, nhưng sự thật là họ vẫn còn nhiều chỗ để cải thiện. Dẫu vậy, nếu sử dụng một cách thận trọng, chúng là một bước tiến không thể bỏ qua bởi dữ liệu không vô ích mà là chỉ báo để mọi người giữ gìn sức khỏe.